Sơn tĩnh điện trên kim loại

Sơn tĩnh điện nhôm và kim loại là một trong những ứng dụng và dịch vụ rất phổ biến trong các ngành công nghiệp trang trí nội thất, văn phòng cũng như trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo khác, ví dụ về các sản phẩm bằng nhôm sơn tĩnh điện là cửa sổ nhôm cho các dự án khu dân cư và thương mại, thiết bị, đồ gỗ, cửa thang máy, sàn và lan can, các sản phẩm hàng không vũ trụ, thiết bị tập thể dục, các máy bán hàng tự động, …Vật liệu nhôm và kim loại có thể được trang trí với thiết kế khác nhau - từ vân gỗ tới chế phẩm tùy chỉnh như tranh vẽ. Nếu bạn sơn tĩnh điện hình vân gỗ trên các trên các sản phẩm có vật liệu là nhôm thì bạn sẽ thấy bề mặt đạt được sau sơn rất đẹp, tự nhiên và kết cấu trông rất giống thực tế, bạn còn không thể tin rằng đó không phải thực tế là gỗ. Các sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện từ hai loại vật liệu nhôm và kim loại đạt được điều rất bền và linh hoạt và một trong các số đó được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. So với các vật liệu khác như nhựa, gỗ,… thì kết quả đạt được khi áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện trên nhôm và kim loại đạt được các chỉ tiêu như chất lượng, độ bền, độ thẩm mỹ,… thì cao hơn.

Công ty TNHH Một Thành Viên Vỹ Khắc Thành là đơn vị cung cấp dịch vụ Sơn Tĩnh Điện pallet thép với chất lượng và chi phí hợp lý cam kết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

 

QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN

Bước 1: Xử lý bề mặt

Sản phẩm trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt, việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:

Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)

Sản phẩm sạch rỉ sét

Sản phẩm không rỉ sét trở lại nhờ lớp kẽm trên bề mặt khi xử lý kẽm phốt phát.

Tạo lớp kẽm bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.

Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.


Quy trình xử lý bề mặt.:

Bước 1: Tẩy rửa DẦU MỞ sản phẩm bằng bể dung dịch NaOH

Bước 2: Rửa lại bằng nước sạch.

Bước 3: Ngâm sản phẩm trong bể chứa axit ( H2SO4 - HCL) tẩy rỉ sét.

Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch.

Bước 5: Ngâm sản phẩm vào bể chứa hóa chất định hình bề mặt.

Bước 6: Ngâm sản phẩm vào bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.


Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas hoặc điện.

Bước 3: Sơn sản phẩm

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.

Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy.. Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong thời gian 15 – 20 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas hoặc điện.

Bước 5: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Sản phẩm sau khi được sấy xong để nguội một thời gian, sau đó nhân viên tháo sản phẩm ra khỏi lò và kiểm tra thật kỹ bề mặt sơn trước khi đóng gói. Nếu sản phẩm nào không đạt sẽ đươc xử lý và sơn trở lại.

Điền thông tin để nhận báo giá trong 5'